
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (Lc 6,27-38)
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng :
“Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa ? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa ? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.
SUY GẪM:
Thật sự không phải chỉ người Công Giáo, những người theo Chúa Kito gặp phải khó khăn khi tha thứ một người làm tổn thương mình, hay phải yêu thương kẻ thù, một người đố kỵ và ghen ghét chúng ta. Mang phận con người thì hình như chúng ta có những cảm xúc đó: thương và ghét, tha thứ hay giữ trong lòng để tìm cách trả thù… Nhưng người Kito hữu chúng ta có thể tha thứ dễ hơn, hoặc có cố gắng làm việc đó hơn người khác vì ít ra chúng ta đã được Lời Chúa và sự dạy dỗ của giáo hội giúp chúng ta, và có lẻ gia đình, cha mẹ, ông bà đã giúp chúng ta thực hiện lời Chúa dễ dàng hơn qua cách sống Lời Chúa.
Cuộc sống của họ đã giúp chúng ta ít nhiều, làm thế nào để yêu thương hơn, tha thứ dễ dàng hơn. Và đặc biệt, nhìn lên gương Chúa Giesu, Ngài đã minh chứng tình yêu nhân loại, tình yêu “kẻ thù” đến mực phải hy sinh chính bản thân mình, và chịu chết cho họ.
BẠN CÓ BIẾT:
Chúng ta liên lỉ cầu nguyện cho hòa bình thế giới, nhưng có giây phút nào mà chiến tranh, hận thù được chấm dứt trên trái đất mình chưa? Những ngày gần đây, hình như chiến tranh, chấn động, thù hằn diễn ra khốc liệt hơn. Phải chăng, cầu nguyện cho hòa bình thì không thực tế tí nào?
Câu chuyện về David có thể hướng chúng ta suy nghĩ tích cực hơn. David đã có hoàn toàn quyền lực và cơ hội để giết chết vua Saole dễ như trở bàn tay, nhưng ông quyết định không giết nhà vua, vì ông tôn trọng người được ‘Chúa xức dầu’, ông tha thứ Sale, mặc dầu, Vua Sale tìm cách giết David. David tôn trọng sự sống con người.
Wonders of the Mass : 46. Ai có thể cho rước Lễ?
Thừa Tác Viên Cho Rước Lễ Ngoại Thường là giáo dân hoặc tu sĩ được huấn luyện và trao phó trách nhiệm thánh là giúp đỡ Linh Mục hoặc phó tế trong việc trao Mình Thánh Chúa cho chúng ta – là các tín hữu
Chúng ta đã tới giây phút thiêng liêng được thông phần vào Mình Thánh Đức Kitô – Rước Lễ. Trong thời gian này, bạn sẽ thấy một số người, được gọi là Thừa tác viên cho Rước Lễ Ngoại thường, giúp Linh Mục cho rước Lễ. Vai trò này, bắt nguồn từ phẩm giá Bí tích Rửa Tội của họ, cho phép họ chia sẻ chức Tư Tế bí tích.
Đó là một ơn gọi chứ không phải một quyền lợi, vang vọng những lời của Chúa Giêsu về mùa màng bội thu và ít thợ gặt. Được linh hứng từ Tin Mừng, trong đó Chúa Giêsu cho các môn đệ phân phát lương thực, các thừa tác viên ngoại thường làm tròn thánh vụ này.
ĐỐ VUI VÀ HỌC HỎI VỀ THÁNH LỄ:
(Trả lời câu hỏi tuần trước: 1. C; 2. B; 3. C)
1. Quyển sách nào trong bộ Thánh Kinh nói về sự phù vân, nhưng thật ra là về giá trị của đời sống con người ?
- a. Gióp
- b. Giảng viên
- c. Huấn ca
- d. Khôn ngoan
2. Theo sách Giảng viên, không có gì tốt hơn là ………
- a. ngồi phía sau và chỉ trích
- b. ăn uống và hưởng những thành quả do công lao khó nhọc mình làm ra
- c. đi khỏi quê hương
- d. chấp nhận cuộc sống bất công
3. Theo sách Giảng viên, “một thời để khóc lóc, một thời để vui cười, một thời để than van, một thời để …………”
- a. múa nhảy
- b. reo hò
- c. ca hát