Bông hồng cho người hành khất – Cho vào tim hơn hay bàn tay

Thi sĩ nổi tiếng người áo là Rê-nơ Maria Rây –ông qua đời năm 1962, đã sống nhiều năm tại ba lê, nước Pháp. Mỗi buổi chiều, ông có thói quen tản bộ qua các đường phố gần nơi cư trú. Ngày nào ông cũng thấy một người đàn bà ăn xin bên vệ đường. Người đàn bà ngồi đó đón nhận những đồng xu nhỏ mà khách qua đường bố thí, nhưng không để lộ một cử chỉ biết ơn nào. Ngày kia, thi sĩ cùng với một người bạn gái đi qua con đường ấy. Người bạn gái ngạc nhiên vô cùng bởi vì mặc cho người hành khất chì tay van xin, ông không hề bố thí cho bà một đồng xu nhỏ nào. Đoán được sự thắc mắc của cô bạn, thi sĩ đã giải thích: “Nếu chúng ta có trao tặng bà ta thì hãy trao tặng vào quả tim hơn là vào lòng bàn tay của bà” Vài ngày sau, thi sĩ cũng đi dạo qua ngả phố ấy cùng với người bạn. Đến một cửa hàng bán hoa, ông dừng lại mua một bông hoa hồng. Người bạn gái nghĩ rằng đó là bông hoa mà thi sĩ sẽ dành cho cô. Thế nhưng thay vì trao cánh hoa cho cô bạn, thi sĩ đã đến với người đàn bà hành khất một cách trịnh trọng rồi đặt nhẹ bông hoa hồng vào tay bà. Đôi mắt gần như bất động của người hành khất bỗng sáng lên. Bà đứng thẳng dậy chộp lấy bàn tay của thi sĩ và hôn lấy hôn để như muốn tỏ lòng biết ơn. Bà áp bông hoa vào ngực rồi vội vã rồi bỏ chỗ ngồi quen thuộc ấy để đi đâu không ai biết. Một tuần lễ sau, người đàn bà hành khất trở lại chỗ cũ. Thi sĩ Rê –nơ –Rây – ông giải thích cho người bạn gái của ông như sau “Suốt một tuần lễ qua, người đàn bà này sống bằng chính bông hoa ấy, Bà cần một chút tình thương hơn là vô số những đồng xu bố thí”  Sự trao ban chỉ có giá trị khi nó được làm trong ý thức về tính liên đới với tha nhân. Thật thế, tất cả chúng ta đều mắc nợ nhau. Không ai có thể sống mà không sống với người khác. Không ai có thể sống hạnh phúc một mình. Karl Max đã nói chí lý: “ Chỉ súc vật mới có thể quay lưng lại với nỗi khổ đau của đồng loại và chăm lo riêng cho bộ lông của mìh”  Lời của thánh phaolô còn đòi hỏi hơn nhiều “ Anh em chớ mắc nợ nhau điều gì ngoài tình thương mến” (I Cor.13,13)  Trao ban không là một việc tùy tiện. Đó chính là đòi hỏi của ơn gọi làm người. Và dĩ nhiên trao ban không có nghĩa là vất di của cải thừa thãi hoặc những thứ cũ kỹ mình không còn sử dụng nữa. Trao ban là trao tặng chính mình. Tình thương mến không phải là cái phần thừa mứa của chúng ta, mà phải là phần cao quý nhất. Của cải vật chất mà chúng ta trao tặng cho tha nhân phải là biểu trưng cảu chính sự tôn trọng, sự quí mến mà chúng ta có đối với họ.